techcotechco
 
Liên kết website
Hệ thống tự động
Hệ thống băng tải
Tủ điện phân phối
Hệ thống làm mát
 
Dự án tự động hóa
Hệ thống điệnTủ bảng điệnỨng dụng
kho hàng
Giám sát và quản
 lý sản xuất
Năng lượng
mặt trời 
Thiết kế máy
và Robot

Trạm Biến Áp

Trạm Biến Áp
 
Đặt hàng

I/ GIỚI THIỆU CHUNG:


1/ Máy Biến Áp là gì?

Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ , dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.

Nguyên lý làm việc Máy Biến Áp:

Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.

2/ Trạm Biến Áp là gì?

Trong hệ thống phân phối năng lượng điện, trạm biến áp phân khối là công trình có chức năng chuyển đổi điện áp trung áp 6-10-22-35kV xuống điện áp hạ thế 380-220V để cấp điện phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt hàng ngày – thường gọi là "Trạm biến áp”

Trạm Biến Áp là một bộ phần trong hệ thống truyền tải và phân phối điện, được cấu tạo từ nhiều thiết bị trung hạ thế có tiêu chuẩn và qui cách phù hợp với từng công suất.

3/ Phân loại Máy Biến Áp:

a. Máy biến áp điện lực : Dùng đế truyền tải và phân phối công suất trong hệ thống điện lực.

b. Máy biến áp chuyên dùng : Dùng cho các lò luyện kim, cho các thiết bị chỉnh lưu ; máy biến áp hàn điện..vv..

c. Máy biến áp tự ngẫu : Dùng đế biến đổi điện áp trong phạm vi không lớn, dùng để mở máy động cơ điện xoay chiều.

d. Máy biến áp đo lường : Dùng đế giảm các điện áp và dòng điện lớn khi đưa vào các thiết bị đo lường, bảo vệ.

e. Máy biến áp thí nghiệm : Dùng đế thí nghiệm các điện áp cao

4/ Phân loại Trạm Biến Áp: có 2 dạng là Trạm biến áp ngoài trời và trong nhà, có cáo loại sau.

a. Trạm biến áp hợp bộ

b. Trạm biến áp giàn

c. Trạm biến áp treo

d. Trạm biến áp nền

e. Trạm biến áp ngồi trên trụ thép

II/ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TRONG TRẠM BIẾN ÁP:

1/Trạm biến áp trong Đô thị:

Hiện nay Lưới điện và các công trình kỹ thuật trên không trong các đô thị dần được ngầm hóa trong những năm gần đây, mạng nhện hệ thống hạ tần kỹ thuật nổi trong các đô thị dần biến mất trên đường phố và được thay thế bằng hệ thống ngầm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đi dọc các phố đã được ngầm hóa, thỉnh thoảng vẫn thấy mọc lên các trạm biến thế 2 bên đường phố mà chưa được ngầm.
Có thể thử dạo một vòng quanh đô thị tại Tp.HCM, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại trạm biến thế phân phối hiện diện trên đường phố. Từ các loại trạm treo trên cột, cổ điển từ mấy chục năm về trước đến nay vẫn đang sử dụng

Trạm biến thế là phần tử cốt lõi của lưới điện phân phối trong các đô thị, với các đô thị lớn như Tp. Hà Nội và Tp.HCM, số lượng trạm biến thế phân phối từ 15-22/0,4kV có thể lên đến cả trăm ngàn trạm và trên chục loại trạm.

2/ Phân loại cấp điện áp trong nước hiện nay:

Có nhiều cách để phân loại các ĐZ, theo cấp điện áp người ta có thể phân biệt:

- ĐZ hạ áp (low voltage: LV) tương ứng với cấp điện áp U < 1 kV.

- ĐZ trung áp (medium voltage: MV): 1 kV <= U <= 35 kV.

- ĐZ cao áp (high voltage: HV): 60 kV <= U <= 220 kV.

- ĐZ siêu cao áp (extra high voltage: EHV): 330 kV < U < 1000 kV.

- ĐZ cực cao áp (ultra high voltage: UHV): U > 1000 kV.

Thông thường các ĐZ có cấp điện áp danh định từ 110 kV trở lên được gọi là ĐZ truyền tải và dưới 110 kV trở xuống gọi là ĐZ phân phối.

Theo cách bố trí ĐZ có: ĐZ trên không (overhead line), ĐZ cáp (cable line), ĐZ đơn (single line), ĐZ kép (double line)...

3/ Công suất Máy Biến Áp:

Việc chọn công suất máy biến áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhung thông thường là: Công suất máy móc cần sử dụng Điện và giá trị kinh tế.

Trong công nghiệp đa số sử dụng các động cơ hay các thiết bị 3 pha công suất lớn chứ không phải chỉ dùng 1 pha như các hộ tiêu dùng

Với các nhà máy lớn đa số kéo điện trực tiếp từ lưới điện 35KV hoặc 22 KV về nên do đó cần phải có máy biến áp 3 pha đề giảm thế xuống khoảng 1k V để sử dụng và đi điện trong nhà máy.Đây là máy biến áp đầu vào của nhà máy mà tôi xin đặt tên là máy biến áp 1.Thông thường người ta chọn 2 máy biến áp loại 1 này để làm việc song song đồng thời hoặc luân phiên.Tên gọi khác là trạm phân phối.Công suất máy biến áp 1 có thể coi là công suất toàn nhà máy.Phía trước MBA 1 người ta gọi là mạng cao áp,phía sau 1kV(hay bao nhiêu đó là do người thiết kế) gọi là mạng hạ áp

Mạng hạ áp cấp điện cho các phân xưởng nhỏ và trong mỗi phân xưởng này có thiết kế 1 máy biến áp nữa hạ điện thế 1k xuống thấp hơn để phù hợp với các thiết bị có thể là 380V hoặc tùy

Còn về công suất máy biến áp đây là công suất 3 pha.Người ta có thể lấy 1 pha sử dụng hoặc có thể lấy cả 3 pha.Nhưng người thiết kế phải tính toán phân phối các thiết bị thật chính xác để đảm bảo cân tải.

III/ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

1/ Giới thiệu chung về nhà máy Thủy Điện:

Nhà máy thủy điện là 1 nhà máy điện, nơi biến đổi năng lượng cơ của nước thành năng lượng điện. Gần 18 % năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chính cho đường dây điện cao thế 500 kv Bắc-Nam.
Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là 1 dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy điện khác.
Cách thức hoạt động
Nước được tụ lại từ các đập nước với 1 thế năng lớn. Qua 1 hệ thống ống dẫn, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện.

 
Lên đầu trang   Trở lại  

Hệ thống điện

Lắp đặt hệ thống thiết bị điện công nghiệp
Đặt hàng Chi tiết
Lắp đặt hệ thống thiết bị điện công nghiệp
Thang máng cáp điện
Đặt hàng Chi tiết
Thang máng cáp điện
Hệ thống giám sát năng lượng Scada
Đặt hàng Chi tiết
Hệ thống giám sát năng lượng Scada